Sức mạnh to lớn của thông điệp

Vị giám đốc thương mại điện tử của VCCorp từng chia sẻ: Ông luôn bị ám ảnh bởi các như “Chỉ có thể là Heineken”, “OMO- Áo trắng ngời sáng tương lai”, “Trung Nguyên- Khơi nguồn sáng tạo”, “Vinamilk- Mắt sáng dáng cao”… Bởi theo ông, đó là những truyền tải rất mạnh mẽ, đánh đúng vào cảm xúc và nhu cầu, khiến cho người nghe- khách hàng- không thể không ghi nhớ.

Một trong những sai lầm phổ biến của những người làm quảng cáo là quá chú trọng vào nội dung và không trau chuốt thông điệp sao cho súc tích, ý nghĩa, đánh thẳng vào trái tim khách hàng. Đôi khi cùng một hình ảnh, nhưng thông điệp khác nhau sẽ mang lại ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Chuyện Coca-Cola và Pepsi là một ví dụ

Vào mùa Halloween năm 2013, Pepsi tung ra hình ảnh quảng cáo lon Pepsi mặc hóa trang của Coca-Cola với thông điệp: “Chúc bạn một Halloween rùng rợn”, gợi ý rằng Coca-Cola là một thứ ghê rợn và lon Pepsi hóa trang thành Coca để “hù” thiên hạ. Ngay lập tức, những cái đầu sáng tạo của Coca-Cola đã bật lại, đưa nguyên bức ảnh của Pepsi lên mạng, chỉ thay đổi thông điệp: “Ai cũng có mơ ước được làm siêu nhân”, ám chỉ Pepsi như một đứa trẻ đang ước ao được làm người hùng. Cùng một hình ảnh, sự khác biệt đã xảy ra khi thông điệp thay đổi.

Trong thế giới kinh doanh hiện đại, mọi sáng tạo hay độc đáo sẽ là vô dụng nếu điều đó không giúp bán được hàng. Bởi vậy, thông điệp cần hấp dẫn khách hàng bởi những “điểm nhạy cảm”, khơi gợi được cảm xúc một cách cao độ, kết nối đến cả trái tim lẫn trí óc, để “sống” trong tiềm thức của khách hàng.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *