5 phương pháp giúp doanh nghiệp có thể rút ngắn khoảng cách giữa tưởng tượng và thực tế

ó là những cái tên như Amazon, Apple, CEMEX, Danaher, Frito-Lay (thuộc sở hữu PepsiCo), và Haier. Những kết quả nghiên cứu thực sự khiến chúng tôi ngạc nhiên: những xuất sắc cả về chiến lược và việc thực hiện không tuân theo những quy tắc thông thường trong lĩnh vực của mình. Thay vào đó, những nhà lãnh đạo này chọn đi theo những quy tắc quản lý mâu thuẫn với những kiến thức truyền thống.

Trước tiên, những công ty này cam kết giữ vững bản sắc. Họ tránh các bẫy tăng trưởng, không chạy theo những cơ hội thị trường khi không có đủ năng lực để chinh phục. Thay vào đó, họ luôn hiểu rõ những gì mình làm tốt nhất, từ đó phát triển 1 tuyên bố giá trị bền vững và xây dựng những năng lực đặc biệt có khả năng tồn tại trong dài hạn.

Lấy IKEA làm ví dụ. Từ khởi đầu là 1 cửa hàng trong rừng ở Thụy Điển đến lúc trở thành thương hiệu đồ nội thất hàng đầu thế giới, công ty luôn giữ vững bản sắc của mình: “Cải thiện cuộc sống thường ngày cho mọi người.” Mọi điều IKEA thực hiện từ việc nghiên cứu sâu về cách con người sinh hoạt thường ngày tại nhà cho tới mô hình tự lựa chọn, tự vận chuyển, tự lắp đặt để tiết kiệm chi phí- đều nhằm mục đích truyền tải được những cam kết về công ty là ai và có thế mạnh gì.

Thứ hai, nhiều nhà quản lý giả định họ nên tuân thủ những quy tắc hiệu quả nhất trong ngành công nghiệp của mình và coi những tiêu chuẩn bên ngoài như 1 con đường vững chắc tiến tới thành công. Tuy nhiên những công ty trong nghiên cứu của chúng tôi không tin như vậy. Họ chuyển đổi chiến lược thành những hoạt động thường ngày. Họ thiết kế và xây dựng những năng lực riêng để trở nên khác biệt với những công ty khác. Sau đó, họ vận hành những năng lực đó theo cách thức độc đáo của riêng mình.

Ví dụ, Inditex- nhà bán lẻ hàng may mặc Tây Ban Nha, nổi tiếng với thương hiệu Zara, đã thay đổi hoàn toàn ngành công nghiệp thời trang bằng việc chuyển đổi hoàn hảo những năng lực của mình vào những thiết kế thông dụng, đảm bảo tính thời trang với dây chuyền sản xuất phản ứng nhanh. Điều này cho phép Zara cung cấp được 36,000 thiết kế mới trong 1 năm cho hơn 1,900 cửa hàng trên toàn cầu.

Một chiến lược tiêu chuẩn khác trong kinh doanh để giải quyết những phát sinh trong quá trình thực hiện là thay đổi cấu trúc doanh nghiệp: cơ cấu lại sơ đồ tổ chức và cân nhắc lại những mục đích chung. Trong trường hợp này, văn hóa doanh nghiệp lại bị xem như 1 trở ngại. Tuy nhiên những công ty trong nghiên cứu này từ chối việc tái cơ cấu tổ chức phiền phức và thay vào đó họ khiến cho văn hóa doanh nghiệp phát huy tác dụng. Họ khai thác sức mạnh từ những tư tưởng, hành vi đã ăn sâu và tồn tại bên trong doanh nghiệp, họ sử dụng văn hóa thay vì cấu trúc doanh nghiệp để định hướng những thay đổi.

Công ty Brazil Natura đã thực hiện việc đó một cách hoàn hảo. Văn hóa doanh nghiệp của công ty coi trọng trên hết là những mối quan hệ và thiên nhiên, điều này đã giúp Natura thu hút được 1.5 triệu tư vấn bán hàng. Những tín đồ của thương hiệu này đã xây dựng quan hệ với gần như mọi phụ nữ ở Nam Mỹ, khiến Natura trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực làm đẹp và chăm sóc cá nhân trong khu vực này.

Thứ tư, 1 công ty theo kiểu truyền thống có thể sẽ nỗ lực cắt giảm chi phí trên mọi lĩnh vực. Nhưng những công ty trong nghiên cứu cắt giảm chi phí để tăng trưởng mạnh mẽ hơn. Họ sắp xếp lại các nguồn lực một cách có chiến thuật, nhân đôi những yếu tố phát huy hiệu quả nhất và bỏ bớt những yếu tố khác.

Đó là cách mà Lego đã vực dậy từ việc thua lỗ 1 triệu USD/ 1 ngày vào thời điểm năm 2004 để trở thành thương hiệu đồ chơi lớn nhất thế giới vào năm 2015. Công ty đã tiêu tốn rất nhiều vào thời trang và công viên giải trí, những lĩnh vực mà công ty không đủ năng lực để chiến thắng. Lego sau đó đã cắt giảm những hoạt động kinh doanh này và đầu tư nhiều hơn vào những lĩnh vực Lego thực sự nổi bật. Những hoạt động như mở rộng mô hình từ cửa hàng truyền thống sang trực tuyến và phát triển cộng đồng Lego trên toàn thế giới từng bước đã mang lại lợi nhuận cho thương hiệu.

Cuối cùng, những công ty này không nỗ lực để phản ứng lại những thay đổi bên ngoài nhanh nhất có thể. Thay vào đó, họ định hình tương lai của doanh nghiệp bằng cách tạo ra những thay đổi mình mong muốn.

Starbuck là 1 ví dụ kinh điển của trường hợp này. Khách hàng chỉ đơn giản nghĩ rằng họ muốn uống cà phê, nhưng CEO Howard Schultz hiểu rằng họ muốn tìm “1 địa điểm thứ 3,” ngoài nhà và công sở. Với 22,000 cửa hàng hiện tại và con số vẫn đang tiếp tục tăng lên, công ty không ngừng phát triển ý tưởng trên và thống lĩnh không gian “cà phê và cộng đồng” mà mình tạo ra.

Vận hành được như những công ty này đòi hỏi rất nhiều tự tin, vì thế khả năng lãnh đạo là vô cùng quan trọng. Lãnh đạo của những công ty này đã tránh những lối suy luận thông thường, không phải vì những điều đó không phù hợp, mà bởi họ đã tập trung vào những câu hỏi cơ bản với chiến lược của 1 công ty, ví dụ như: Chúng ta muốn trở thành ai? Chúng ta lựa chọn những tuyên bố giá trị nào? Và họ cũng tập trung vào những câu hỏi cơ bản về việc thực hiện: Điều gì mà chỉ chúng ta có thể thực hiện xuất sắc? Những năng lực nào khác mà chúng ta cần để phát triển? Làm thế nào chúng ta có thể lên kế hoạch chi tiết, xây dựng, mở rộng quy mô cho những năng lực này và khiến chúng trở nên hữu dụng?

Họ cùng xem xét những câu hỏi này tại những cuộc họp với những thành viên trong nhóm của mình, vì thế chiến lược và việc thực hiện được tích hợp chặt chẽ trong mọi quyết định. Họ mạnh dạn thực hiện tất cả những việc này với sự tự tin và nhạy bén xuất phát từ việc nhận thức rõ khả năng chiến thắng, khả năng tham gia vào thị trường đã chọn với những năng lực luôn luôn vượt trội hơn đối thủ.

Chúng tôi không đóng khung 5 phương thức lãnh đạo trên như 1 con đường duy nhất để đạt được thành công. Nhưng đó là con đường duy nhất chúng tôi biết có khả năng thu hẹp khoảng cách giữa chiến lược và thực hiện, từ đó mang lại thành công bền vững trong dài hạn.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *